Ads 468x60px

Featured Posts

11 tháng 4, 2011

Phòng chữa bệnh đau mắt đỏ.

(Hiếu học). Bệnh đau mắt đỏ, dân gian vẫn thường gọi là đau mắt gió. Chuyên môn thường gọi là viêm màng tiếp hợp, viêm kết mạc. Gần đây, theo qui định về thuật ngữ, thống nhất dùng từ viêm kết mạc cấp. Bệnh đau mắt đỏ được biểu hiện bởi mắt đỏ và có ghèn.




Bệnh đau mắt đỏ được biểu hiện bởi mắt đỏ và có ghèn.

Triệu chứng:

Bệnh nhân thường có những cảm giác ở mắt như nóng rát, đau, nặng mắt, cảm giác như có hạt cát trong mắt, đôi khi kèm theo nhìn mờ, nhìn thấy quầng màu và sợ ánh sáng. Mi mắt sưng nhẹ, kết mạc mi sưng đỏ. Ghèn (nhử mắt) có thể bó chặt bờ mi lúc ngủ dậy. Có khi phải thấm nước âm ấm hoặc nước muối cho nhử bở ra mới mở mắt được. Người bệnh cảm thấy nó cồm cộm như có hạt cát, hạt bụi trong mắt. Nói chung lòng đen vẫn trong bóng bình thường. Mở to mắt (sau khi lau sạch nhử) mà nhìn thì thấy sức nhìn không giảm mấy. Tuy nhiên, nếu để đau nặng hoặc diễn biến quá lâu, có thể tổn hại giác mạc, thì thị lực sẽ giảm sút. Nếu bệnh nặng mắt sẽ sưng nhiều, kết mạc đỏ rực, đôi khi xuất hiện hạch vùng tai. Bệnh đau mắt đỏ có thể giới hạn ở một mắt nhưng thường xảy ra ở hai mắt.



Diễn biến:

Nguồn gốc ban đầu từ mũi họng và thường kèm theo các triệu chứng ho, sốt, phát ban. Điều này giải thích tại sao bệnh đau mắt đỏ tăng cao mỗi khi có đợt dịch cúm hoặc viêm đường hô hấp.

Đau mắt đỏ xảy ra ở tất cả lứa tuổi và tất cả thời gian trong năm, nhưng phổ biến nhất ở trẻ em và người trẻ. Thường bệnh lui khỏi sau một tuần hoặc hơn nếu giữ vệ sinh tốt và chạy chữa tích cực. Chạy chữa lai rai, vệ sinh khăn mặt và nước rửa không tốt có thể dẫn tới một số biến chứng như viêm giác mạc, loét giác mạc. Những biến chứng này thường xảy ra ở người thể trạng suy kiệt hoặc do dùng thuốc không đúng cách. (Đây là nguyên nhân thường gặp nhất).



Tác hại:

Có thể gây thành dịch “mắt đỏ”. Tuy nhiên đó chỉ mới là tác hại trước mắt. Thực ra , đau mắt dỏ còn có tác hại sâu xa hơn: tạo điều kiện cho đau mắt hột phát sinh, phát triển và lây lan. Người ta nói:” Bệnh đau mắt đỏ là cái nôi sản sinh ra đau mắt hột”, vì nó làm cho con mắt kém đề kháng. Người bị đau mắt hột mà có các đợt đau mắt đỏ phối hợp thì đau mắt hột càng nặng và càng nhiều biến chứng quặm, loét giác mạc, màng máu. Và chính khi đó mắt hột dễ lây lan, vì nhử mắt nhiều sẽ là những cái xe vận chuyển mầm viêm mắt hột từ người đau sang người lành qua các vật trung gian như khăn mặt, chậu rửa, ruồi nhặng và các đồ vật trung gian khác.


Chữa bệnh:

- Rửa mắt với dung dịch NaCl 0,9% 3 lần/ngày

- Dùng kháng sinh (thuốc nhỏ, thuốc mỡ). Lý tưởng là dựa trên xét nghiệm nhuộm gram và kháng sinh đồ. Tuy nhiên, có thể dùng một số loại kháng sinh thông thường như: oramphenicol, Tobramycin.

- Khi bệnh viêm kết mạc có bội nhiễm vi trùng (ghèn xanh như mủ) hoặc có biến chứng trên giác mạc (mờ mắt, sợ ánh sáng và đau), bạn phải đến khám ở bác sĩ chuyên khoa.

- Tuyệt đối không tự chữa theo các liệu pháp dân gian như xông khói , rửa bằng nước lá…rất nguy hiểm.



Phòng ngừa:

Là vấn đề vệ sinh khăn mặt, nước rửa, vệ sinh thân thể, vệ sinh môi trường sống, vệ sinh phân rác nói chung. Chi tiết hóa vấn đề này chúng ta thực hiện các điều tối thiểu sau đây:

- Tránh đưa tay bẩn lên mắt.
- Sau một ngày lao động có va chạm bui cát, sau khi tổng vệ sinh gia đình, cơ quan nên rửa mặt sạch rồi tra vào mắt vài giọt nước nhỏ mắt Natri clorid 0,9% (nước muối sinh lý).
- Rửa mặt bằng khăn sạch, nước sạch.
- Năng giặt khăn mặt, khăn mùi xoa bằng xà phòng và phơi chỗ nắng.

- Chữa bệnh khẩn trương và cách ly tốt cho người đau.

- Việc đeo kính hoàn toàn không thể ngăn ngừa lây lan cho người khác như nhiều người vẫn nghĩ. Tuy nhiên việc đeo kính cũng có những tác dụng tích cực như: bảo vệ mắt người bệnh khỏi bụi khi đi đường, cảm tháy dễ chịu hơn, thông báo cho người khác là mình bị đau mắt để họ đề phòng.

Tóm lại, bệnh đau mắt đỏ là bệnh rất phổ biến, dễ chữa, có thể tự khỏi. Tuy nhiên, khi mắc bệnh cần chú ý tránh lây lan cho cộng đồng và khi có những triệu chứng nặng như ghèn mủ xanh, nhìn mờ, sợ ánh sáng nên đến khám bác sỹ chuyên khoa mắt để được điều trị thích hợp.

Theo: Bác sĩ gia đình.

_________________________________________________________________

Bạn từng có vấn đề về sức khỏe như Huyết áp, tiểu đường, tim mạch, sỏi thận – sỏi mật, gút, viêm loét, thần kinh tọa, tai biến, ung thư …

Bạn từng mệt mỏi vì điều trị tại các Chuyên khoa- Bệnh viện lớn, Tốn rất nhiều tiền, dùng thuốc Đông – Tây Y nhưng kết quả vẫn không được như mong đợi.

Hãy một lần thử với dòng sản phẩm NONI JUICE của tập đoàn Quốc Tế TAHITIAN NONI INTERNATIONAL của Mỹ.

LÀM THẾ NÀO ĐỂ BẠN CÓ MỘT SỨC KHỎE TUYỆT HẢO VÀ KHÔNG BAO GIỜ CÒN PHẢI LO LẮNG VỀ BỆNH TẬT CỦA MÌNH NỮA – SẢN PHẨM NONI JUICE CỦA TẬP ĐOÀN QUỐC TẾ TAHITIAN NONI SẼ GIÚP ĐƯỢC CHO BẠN. Mời vào xem ngay: http://www.BiQuyetSucKhoeTuyetHao.com

Đọc Tiếp →

Đối phó với bệnh đau mắt đỏ

Triệu chứng ban đầu của bệnh chỉ là ho, sốt, mệt, nóng rát mắt, cộm mắt, nhìn mờ,… 5-7 ngày sau thì một bên mắt bị đỏ, ra gỉ mắt, 3-5 ngày sau sẽ lây sang mắt còn lại.

Cảnh báo bệnh đau mắt đỏ đang gia tăng

Đau mắt đỏ hay còn gọi là bệnh viêm kết mạc do virus adeno gây nên, xảy ra ở mọi lứa tuổi và thường gia tăng khi thời tiết chuyển mùa, cơ thể người dễ mệt mỏi, hệ thống miễn dịch hoạt động yếu, tạo điều kiện cho virus dễ tấn công.

Bệnh đau mắt đỏ đã bùng phát thành dịch và được cảnh báo từ giữa tháng 7. Hiện số bệnh nhân mắc đau mắt đỏ vẫn đang gia tăng rất nhanh do thời tiết nóng ẩm là điều kiện lý tưởng cho virus phát triển.

Theo thống kê từ đầu tuần tháng 8 số bệnh nhân đau mắt đỏ phải vào Bệnh viện mắt Trung ương khám và điều trị khoảng 200 bệnh nhân/ngày. Bệnh lây lan rất nhanh dễ bùng phát thành dịch do lây truyền qua đường hô hấp, đường tiếp xúc, đồ dùng cá nhân (khăn mặt), nguồn nước… Bệnh dễ lây ngay cả khi triệu chứng bệnh chưa rõ ràng tức là còn ở trong thời gian ủ bệnh. Thậm chí, ngay khi bệnh nhân đã khỏi vẫn có thể lây cho người khác trong vòng một tuần.

Triệu chứng của bệnh

Triệu chứng ban đầu của bệnh chỉ là ho, sốt, mệt, nóng rát mắt, đau, có cảm giác cộm mắt, nhìn mờ, mi mắt sưng nhẹ…5-7 ngày sau thì một bên mắt bị đỏ, ra gỉ, chảy nước mắt, 3-5 ngày sau sẽ lây sang mắt còn lại. Bệnh có thể không cân xứng, một mắt nặng hơn mắt kia.

Đây là bệnh lành tính xong vẫn có tỷ lệ biến chứng là 20%, nhiều nhất là viêm giác mạc hoặc để lại sẹo, giảm thị lực do không điều trị đúng cách và kịp thời.

Điều trị bệnh đau mắt đỏ

Không có thuốc điều trị bệnh đặc hiệu vì bệnh do virus gây nên. Vì thế, việc khỏi bệnh phụ thuộc vào nhiều yếu tố như khả năng miễn dịch, dinh dưỡng, vệ sinh, có các viêm nhiễm phối hợp hay không... Người bệnh cần thường xuyên rửa mắt bằng nước muối, tra thuốc mắt theo đúng chỉ định.

Người bệnh cần đeo kính râm, khẩu trang và rửa tay thường xuyên. Việc này tuy không thể loại trừ hết nguy cơ lây bệnh nhưng giúp giảm thiểu khả năng lây bệnh cho những người xung quanh.

Chưa có thuốc đặc trị cho viêm kết mạc dịch, bệnh có xu hướng tự khỏi trong 7 - 10 ngày. Thông thường bệnh được chỉ định dùng các thuốc diệt virus dùng uống, tra, nhỏ mắt được bác sĩ kê đơn trong những trường hợp cụ thể. Dùng kháng sinh nhỏ mắt phổ rộng hay kháng sinh kết hợp với cortizol nhỏ mắt. Nhỏ nước muối nhiều lần trong ngày để rửa sạch mắt.

Lưu ý: Không tự ý tra thuốc bừa bãi. Cẩn thận khi dùng thuốc Clodexa và Nemydexa vì các thuốc này có chứa chất gây giảm miễn dịch mắt. Không nên dùng biện pháp xông lá vào mắt...

Phòng bệnh đau mắt đỏ

- Rửa tay thường xuyên với xà phòng.

- Không dụi tay lên mắt.

- Không dùng chung các vật dụng cá nhân như khăn mặt, chậu rửa mặt…

- Nên đeo kính râm khi ra đường. Sau một ngày lao động có tiếp xúc bụi mắt nên rửa mặt sạch rồi rửa mắt bằng nước muối sinh lý Natri Clorid 0,9%.

- Tránh tiếp xúc với bệnh nhân đau mắt đỏ. Nếu bắt buộc phải tiếp xúc thì cần thường xuyên rửa mắt bằng nước muối sinh lý, rửa tay bằng xà phòng xát khuẩn.

- Khi thấy các triệu chứng như mắt cộm, ngứa, có dử mắt, chảy nước mắt thì nên đến chuyên khoa mắt để được chẩn đoán và điều trị kịp thời để phòng biến chứng bệnh.

(Theo afamily.vn)

_________________________________________________________________

Bạn từng có vấn đề về sức khỏe như Huyết áp, tiểu đường, tim mạch, sỏi thận – sỏi mật, gút, viêm loét, thần kinh tọa, tai biến, ung thư …

Bạn từng mệt mỏi vì điều trị tại các Chuyên khoa- Bệnh viện lớn, Tốn rất nhiều tiền, dùng thuốc Đông – Tây Y nhưng kết quả vẫn không được như mong đợi.

Hãy một lần thử với dòng sản phẩm NONI JUICE của tập đoàn Quốc Tế TAHITIAN NONI INTERNATIONAL của Mỹ.

LÀM THẾ NÀO ĐỂ BẠN CÓ MỘT SỨC KHỎE TUYỆT HẢO VÀ KHÔNG BAO GIỜ CÒN PHẢI LO LẮNG VỀ BỆNH TẬT CỦA MÌNH NỮA – SẢN PHẨM NONI JUICE CỦA TẬP ĐOÀN QUỐC TẾ TAHITIAN NONI SẼ GIÚP ĐƯỢC CHO BẠN. Mời vào xem ngay: http://www.BiQuyetSucKhoeTuyetHao.com

Đọc Tiếp →

Giải quyết bệnh đau mắt đỏ trong mùa mưa lũ

Mầm bệnh gây đau mắt đỏ thường là nhóm virus Adeno hoặc vi khuẩn nhóm Chlamydia vốn rất sẵn có trong môi trường nước bẩn, tù đọng. Hiển nhiên đây là bệnh lành tính, nhưng lây lan rất nhanh. Không dễ chịu gì nếu thiếu ăn, thiếu mặc, không có nhà ở lại phải gánh thêm bệnh đau mắt đỏ vào người.

Phòng bệnh quan trọng hơn chữa bệnh

Nước sạch là ưu tiên số một. Không có nước máy thì đành dùng nước sạch tối đa, nước đã làm sạch bằng phèn chua và cloramin B. Ăn uống nên ưu tiên trước, sau đó là rửa mặt và tắm gội. Khăn mặt, khăn tắm, xô chậu nên vệ sinh cẩn thận. Dùng xà phòng rửa tay thường xuyên. Không nên ngụp lặn, ngâm mình trong nước bẩn quá lâu, đặc biệt là trẻ em. Khi thấy một người bị bệnh cần điều trị tích cực cho họ và tránh tiếp xúc tối đa với người bệnh.

Khám mắt cho bệnh nhân.

Chữa bệnh

Trong hoàn cảnh bão lũ khó kiếm được một cơ sở chuyên khoa tuyến cao hay các bác sĩ mắt tình nguyện đi chống lụt. Tốt nhất chúng ta nên phát dung dịch cloroxit 0,4% (hoặc chloramphenicol 0,4%) vốn rất sẵn có trên thị trường thuốc trong cả nước cho đồng bào vùng lũ lụt. Nên nhỏ mắt mỗi khi tiếp xúc với nước bẩn hoặc dùng 4 - 6 lần một ngày để phòng đau mắt đỏ. Đây là kháng sinh nhỏ mắt phổ rộng, tuy đã có từ lâu nhưng rất ít bị vi khuẩn kháng thuốc và vẫn được ưa chuộng cho tới bây giờ. Các thuốc sát trùng mắt như thimerosan, agryzol 1% vẫn có tác dùng phòng ngừa tốt nhưng đáng tiếc là do một vài bất tiện nên khó kiếm được trên thị trường cũng như các kho thuốc của cơ quan y tế.

Các kháng sinh khác nếu có trong tay như mỡ tetracyclin 1%, gentamycine 0,3%, cebemycine, kháng sinh nhóm quiniolone cũng có thể dùng được cho đau mắt đỏ.

Trong hoàn cảnh "cực chẳng đã" thiết nghĩ cách phòng bệnh và điều trị đau mắt đỏ trong và sau mùa bão lũ như trên là thiết thực. Nếu bệnh không thuyên chuyển hay có vấn đề gì đặc biệt: đau nhức, chói cộm, nhìn mờ thì bà con nên đến khám chữa tại các cơ sở nhãn khoa. Chúng ta đừng quên là ngành y tế cũng đang ứng trực 24/24 giờ giống như các ngành khác trong những ngày có thiên tai, thảm họa.

BS. Hoàng Cương
Đọc Tiếp →

Nguy cơ biến chứng vì bệnh đau mắt đỏ

Hiện dịch đau mắt đỏ đang bùng phát mạnh trong cộng đồng nhưng nhiều người vẫn chủ quan, cho rằng bệnh tự khỏi, đã dẫn đến những biến chứng khó lường.

Bùng phát dịch đau mắt đỏ

Dịch đau mắt đỏ thường xảy ra vào tháng 4-7 hàng năm. Tuy nhiên, năm nay dịch bệnh này đến sớm hơn. Hiện nay, trung bình mỗi ngày khoa Khám bệnh (Bệnh viện Mắt T.Ư) tiếp nhận 60-100 bệnh nhân, trong đó 30% bị đau mắt đỏ.

Bệnh đau mắt đỏ lây lan nhanh, chỉ một thời gian ngắn sẽ trở thành dịch, bùng phát mạnh trong cộng đồng. Bệnh có thể lây lan nhanh chỉ qua tiếp xúc trực tiếp như bắt tay, quan hệ tình dục, hoặc tiếp xúc với những vật đã bị nhiễm mầm bệnh, hay qua đường hô hấp.

Đầu tiên bệnh xuất hiện ở một mắt với hiện tượng đỏ mắt, ra rỉ nhiều, cảm giác có sạn hay cát ở trong mắt, nhưng không ảnh hưởng đến thị lực. Sau 3 - 5 ngày sẽ lây lan sang mắt thứ hai với triệu chứng tương tự. Khi ấy kết mạc sẽ bị phù nề, cương máu đỏ rực và có hột trong mắt .

Việc khỏi bệnh chủ yếu phụ thuộc vào khả năng miễn dịch của cơ thể, chế độ dinh dưỡng, vệ sinh bản thân. Tuy nhiên, người bệnh không được tự ý điều trị, khi thấy có biểu hiện của bệnh cần đến thăm khám tại các bệnh viện chuyên khoa để được bác sĩ tư vấn cách điều trị. Bệnh nhân cũng có thể sử dụng nước muối sinh lý để rửa mắt và tra thuốc kháng sinh loại nhẹ để phòng bội nhiễm.

Cẩn trọng với viêm kết mạc - họng - hạch

Bệnh đau mắt đỏ nếu gặp phải virus adenovirut có thể gây những biến chứng nguy hiểm. Bệnh có sự liên kết của nhiều bộ phận như viêm kết mạc ở mắt, đau họng và lên hạch ở gáy phía dưới hai tai nên được gọi là viêm kết mạc - họng - hạch. Rất nhiều người nhầm lẫn với bệnh viêm kết mạc thông thường, nên khi thấy mắt đỏ chỉ nghĩ bị đau mắt hoặc thấy khan giọng thì nghĩ đau họng.

Đối với bệnh này, người bị bệnh có thể thấy xuất hiện một số triệu chứng như toàn thân sốt nhẹ, viêm mũi - họng, nổi hạch trước tai. Thông thường khi bị viêm kết mạc -họng -hạch thì virus có thể tấn công cùng lúc ở cả mắt, họng và làm nổi hạch.

Thân nhân người bệnh không dùng chung đồ vật với bệnh nhân, tránh tiếp xúc với bệnh nhân, không nói chuyện đối diện và trực tiếp với người bệnh. Đồng thời áp dụng biện pháp vệ sinh như: Rửa mắt bằng nước muối hàng ngày, rửa tay bằng xà phòng tiệt trùng khi bắt buộc phải chăm sóc hay tiếp xúc với bệnh nhân.

Người bệnh sẽ có cảm giác khó chịu, chảy nước ở mắt, sợ ánh sáng, mỗi khi nuốt nước bọt họng lại đau và nổi hạch luôn. Đồng thời vành mi trên, đặc biệt là mi dưới xuất hiện nhiều hột to mọc thành dãy, xuất hiện nhanh và thoái hoá phát triển nhanh trong vòng 6 ngày không để lại sẹo.

Đôi khi bệnh này còn tấn công làm ảnh hưởng đến đường tiết niệu gây tiểu rắt, buốt. Khác với đau mắt đỏ thông thường, bệnh này thường lây nhiễm chủ yếu qua đường hô hấp như ho, hắt hơi vì vậy người bệnh cũng cần phải đeo khẩu trang tránh lây nhiễm cho người khác.

Thường bệnh chỉ diễn ra từ 5-7 ngày, nhưng sau một thời gian nếu không được điều trị kịp thời có thể gây nhiều biến chứng về đường hô hấp như viêm phế quản, viêm phổi… Do đó, khi thấy có triệu chứng bệnh cùng lúc ở mắt, họng và nổi hạch cần đến ngay các cơ sở chuyên khoa về mắt và họng để khám và có cách điều trị kịp thời.

Những trường hợp bị viêm kết mạc - họng - hạch mà sốt cao không hạ được nhiệt, co giật, mệt nhiều không ăn uống được phải vào nhập viện để theo dõi và truyền dịch, tránh trường hợp tăng nhãn áp có thể gây mù loà.

_________________________________________________________________

Bạn từng có vấn đề về sức khỏe như Huyết áp, tiểu đường, tim mạch, sỏi thận – sỏi mật, gút, viêm loét, thần kinh tọa, tai biến, ung thư …

Bạn từng mệt mỏi vì điều trị tại các Chuyên khoa- Bệnh viện lớn, Tốn rất nhiều tiền, dùng thuốc Đông – Tây Y nhưng kết quả vẫn không được như mong đợi.

Hãy một lần thử với dòng sản phẩm NONI JUICE của tập đoàn Quốc Tế TAHITIAN NONI INTERNATIONAL của Mỹ.

LÀM THẾ NÀO ĐỂ BẠN CÓ MỘT SỨC KHỎE TUYỆT HẢO VÀ KHÔNG BAO GIỜ CÒN PHẢI LO LẮNG VỀ BỆNH TẬT CỦA MÌNH NỮA – SẢN PHẨM NONI JUICE CỦA TẬP ĐOÀN QUỐC TẾ TAHITIAN NONI SẼ GIÚP ĐƯỢC CHO BẠN. Mời vào xem ngay: http://www.BiQuyetSucKhoeTuyetHao.com

Đọc Tiếp →

Xử trí với bệnh đau mắt đỏ

Bất kỳ ai cũng có thể bị bệnh đau mắt đỏ. Bệnh lây truyền khi dùng chung khăn mặt, nước mắt, ghèn của người bệnh đau mắt đỏ tiếp xúc với người lành. Cho tới nay chưa có thuốc ngừa bệnh đau mắt đỏ.

Bệnh này lây lan rất nhanh, dễ phát thành dịch nếu có người mắc bệnh đang ở trong cộng đồng đông người như: trường học, bệnh viện, công xưởng... Vì thế nếu có một người mắc bệnh nên ngay lập tức nghỉ ở nhà để tránh lây lan cho cộng đồng xung quanh.

Người bệnh nên hạn chế tối đa tiếp xúc với người khác, nên đeo kính khi ra đường... Nếu cả nhà đều bị đau mắt đỏ thì mỗi người dùng riêng một chai thuốc nhỏ. Vì nhỏ mắt chung một chai thuốc là cách lây truyền bệnh nhanh nhất và trực tiếp nhất.

Khi có bệnh mắt đỏ cần vừa nhỏ thuốc vừa giữ vệ sinh hằng ngày bằng dung dịch nước muối. Đắp mắt bằng khăn lạnh sẽ làm mắt ít sưng hơn. Trước và sau rửa mắt phải rửa tay bằng dung dịch vệ sinh thật kỹ.

Nếu được điều trị đúng cách và giữ vệ sinh tốt người bệnh sẽ khỏi trong vòng 7 ngày.

Không nên tự ý dùng lá cây đắp mắt theo cách chữa trị dân gian vì ấu trùng giun trong lá có thể chui vào mắt và gây biến chứng nặng nề cho mắt.

Tuy cùng một biểu hiện nhưng bệnh đau mắt đỏ có nhiều dạng khác nhau: viêm kết mạc (lòng trắng), viêm giác mạc (lòng đen), có màng giả... Chỉ khi khám, bác sĩ mới biết người bệnh bị đau mắt loại nào và căn cứ vào từng lứa tuổi, tình trạng mà có chỉ định dùng loại thuốc nào cho phù hợp.

Do vậy không thể dùng một thuốc nhỏ duy nhất cho tất cả mọi trường hợp bệnh mắt.

Theo VnExpress

_________________________________________________________________

Bạn từng có vấn đề về sức khỏe như Huyết áp, tiểu đường, tim mạch, sỏi thận – sỏi mật, gút, viêm loét, thần kinh tọa, tai biến, ung thư …

Bạn từng mệt mỏi vì điều trị tại các Chuyên khoa- Bệnh viện lớn, Tốn rất nhiều tiền, dùng thuốc Đông – Tây Y nhưng kết quả vẫn không được như mong đợi.

Hãy một lần thử với dòng sản phẩm NONI JUICE của tập đoàn Quốc Tế TAHITIAN NONI INTERNATIONAL của Mỹ.

LÀM THẾ NÀO ĐỂ BẠN CÓ MỘT SỨC KHỎE TUYỆT HẢO VÀ KHÔNG BAO GIỜ CÒN PHẢI LO LẮNG VỀ BỆNH TẬT CỦA MÌNH NỮA – SẢN PHẨM NONI JUICE CỦA TẬP ĐOÀN QUỐC TẾ TAHITIAN NONI SẼ GIÚP ĐƯỢC CHO BẠN. Mời vào xem ngay: http://www.BiQuyetSucKhoeTuyetHao.com

Đọc Tiếp →

Bệnh đau mắt đỏ đang lan rộng

Bệnh đau mắt đỏ đang lan rộng ở các khu vực thuộc TP.HCM, Hà Nội và miền Bắc. Tại Bệnh viện mắt trung ương, mỗi ngày có tới 200 bệnh nhân đau mắt đỏ tới khám. Số bệnh nhân thực tế trong cộng đồng còn cao hơn, vì người bệnh có thể đến khám tại các cơ sở y tế tư nhân hoặc mua thuốc tự điều trị.Đau mắt đỏ là từ dùng để chỉ bệnh viêm kết mạc cấp. Bệnh rất dễ lây lan trong cộng đồng nên thường phát triển thành dịch, phổ biến ở nước ta, thường vào mùa mưa. Bệnh thường tự hết trong vòng 1 tuần và không để lại di chứng.

1. Nguyên nhân:

- Nhiễm khuẩn: vi khuẩn tụ cầu, tạp khuẩn, virus, ký sinh trùng...

- Vật lý: gió, bụi, cát, ánh sáng, sức nóng, tia X.

- Hóa học: các chất axit, kiềm, iot, cồn.

- Dị ứng: dị ứng thuốc, do côn trùng, theo mùa.

2. Triệu chứng chung:

Thời gian ủ bệnh khoảng 3 ngày.

- Triệu chứng chức năng: Bệnh nhân thấy:

+ Ngứa, cộm, chói, đau nhức, đỏ mắt, sợ ánh sáng, chảy nước mắt và tiết nhiều dử mắt. Đôi khi ngủ dậy, dử mắt làm hai mi dính chặt lại khiến bệnh nhân khó mở mắt. Khi khởi bệnh, thường một mắt bị viêm trước, vài ngày sau mới đến mắt kia. Một số trường hợp có xuất huyết kết mạc, gây đỏ mắt kéo dài; nếu nặng có thể mờ mắt, chảy nước mắt, sợ ánh sáng do tổn thương giác mạc.

+ Khó nhìn, nhưng không giảm thị lực.

- Triệu chứng thực thể: Khám trực tiếp sẽ thấy những tổn thương cơ bản: đỏ mắt, mi mắt có thể sưng nề, kết mạc phù nề, xuất huyết dưới kết mạc, nhú mạch máu, hột, trường hợp nặng có thể làm cho giác mạc bị mờ đục, khi đó thị lực giảm rất nhiều.

- Toàn thân: Có thể sốt nhẹ, sưng hạch góc hàm hoặc hạch sau tai, họng đỏ, amidan sưng to.

3. Đường lây lan của bệnh:

Trị đau mắt đỏ bằng thuốc nam "lá trầu không" - đơn giản nhưng hiệu nghiệm

Lấy 5 lá trầu không rửa sạch, vò nát, cho vào cốc, thêm 3 hạt muối, đổ nước đang sôi vào đầy cốc. Lấy một tờ giấy (giấy trắng chưa viết, khoét một lỗ bằng ngón tay ở giữa) đậy vào, xông hơi nóng vào mắt đau cho đến khi không còn hơi nóng thì thôi. Làm 3 lần/ngày, sau ba ngày sẽ hết đau nhức, hết đỏ. Trong thời gian bị bệnh, nên dùng thực phẩm mát, không nên ăn những thức ăn cay nồng như ớt, hành; kiêng uống rượu. Cần rửa mặt bằng nước sạch và khăn sạch.

Bệnh có thể lây từ người này sang người khác do virus gây bệnh. Virus có nhiều trong nước mắt và dử mắt người bệnh, có thể lây qua các đường:

- Vật dụng sinh hoạt: do dùng chung khăn và chậu rửa mặt, bệnh nhân dụi mắt và cầm nắm vào các đồ vật sẽ lây cho những người dùng chung đồ vật đó, hoặc lây qua môi trường bể bơi. Ở một số nơi do vệ sinh kém có thể lây qua vật trung gian là ruồi.

- Đường nước bọt: nước mắt tiết ra sau khi làm nhiệm vụ dinh dưỡng và làm sạch cho mắt sẽ thoát qua lệ đạo xuống mũi, họng và khi bệnh nhân nói chuyện, ho hoặc hắt hơi thì virus sẽ theo nước bọt bắn ra ngoài và lây bệnh cho người khác.

4. Điều trị bệnh:

Nên đến khám tại các cơ sở khám chữa mắt để có chẩn đoán và phương pháp điều trị hợp lý. Tránh tự mua thuốc về nhỏ gây ra biến chứng nguy hiểm.

- Kháng sinh tra tại mắt: Tobrex, oflovid, okacin... Có thể tra mắt 6-8 lần mỗi ngày.

- Dùng kháng sinh toàn thân: Khi bệnh nhân sốt, sưng hạch, viêm họng, có thể dùng: erythromyxin, cephalexine...

- Thuốc điều trị triệu chứng: Khi bệnh nhân sốt, đau nhức, có thể dùng thuốc chống viêm, giảm đau: paracetamon...; dùng thuốc chống viêm giảm phù nề: Amitase, Alphachymotrypsine...

- Thuốc dinh dưỡng, tăng cường sức đề kháng: Chế độ ăn và bổ sung các vitamin nhóm B, C.

5. Hậu quả của bệnh:

Bệnh có thể khỏi hoàn toàn trong vòng 1 đến 2 tuần không để lại di chứng, tuy nhiên thường gây ra một số hậu quả:

- Ảnh hưởng đến sinh hoạt và lao động.

- Có thể gây nên tổn thương giác mạc: như viêm giác mạc đốm, viêm giác mạc chấm nông gây giảm thị lực kéo dài.

- Có thể lây lan thành dịch.

6. Phòng bệnh:

- Luôn vệ sinh sạch sẽ, khi đi đường bụi phải đeo kính, tra nước muối sinh lý để rửa mắt.

- Khi bị viêm kết mạc cấp thì phải có ý thức phòng tránh lây nhiễm cho người khác như: dùng riêng khăn và chậu rửa mặt, đeo kính và đeo khẩu trang, hạn chế đến nơi đông người. Trước khi dùng các vật dụng chung phải rửa tay xà phòng và tra mắt ít nhất 1 lần/ngày bằng dung dịch muối 0,9%. Khi có người trong gia đình bị đau mắt đỏ, cần cách ly, không dùng chung khăn mặt. Ở những nơi công cộng như trường học, nhà trẻ, cần có giải pháp phòng ngừa: rửa tay thường xuyên, cách ly người bệnh.

_________________________________________________________________

Bạn từng có vấn đề về sức khỏe như Huyết áp, tiểu đường, tim mạch, sỏi thận – sỏi mật, gút, viêm loét, thần kinh tọa, tai biến, ung thư …

Bạn từng mệt mỏi vì điều trị tại các Chuyên khoa- Bệnh viện lớn, Tốn rất nhiều tiền, dùng thuốc Đông – Tây Y nhưng kết quả vẫn không được như mong đợi.

Hãy một lần thử với dòng sản phẩm NONI JUICE của tập đoàn Quốc Tế TAHITIAN NONI INTERNATIONAL của Mỹ.

LÀM THẾ NÀO ĐỂ BẠN CÓ MỘT SỨC KHỎE TUYỆT HẢO VÀ KHÔNG BAO GIỜ CÒN PHẢI LO LẮNG VỀ BỆNH TẬT CỦA MÌNH NỮA – SẢN PHẨM NONI JUICE CỦA TẬP ĐOÀN QUỐC TẾ TAHITIAN NONI SẼ GIÚP ĐƯỢC CHO BẠN. Mời vào xem ngay: http://www.BiQuyetSucKhoeTuyetHao.com

Theo TS Bùi Mạnh Hà/ Thanh Niên
Đọc Tiếp →

Phòng và điều trị bệnh đau mắt đỏ

Hiện nay bệnh đau mắt đỏ (hay là viêm kết mạc cấp do virút) xuất hiện và lan tràn ở rất nhiều tỉnh trên toàn quốc. Ở Thái Nguyên, số người bị đau mắt đỏ ngày càng tăng lên, mỗi ngày có 40-50 bệnh nhân đến khám tại Bệnh viện Mắt Thái Nguyên. Nguy cơ bệnh có thể gây thành dịch.

Bệnh tuy không nguy hiểm đến tính mạng nhưng ảnh hưởng đến lao động, học tập, giải trí… Không ít trường hợp bệnh nặng gây biến chứng viêm loét giác mạc làm giảm thị lực có thể gây dẫn đến mù loà. Vì vậy chúng ta cần phải hiểu biết cách phòng và điều trị bệnh đau mắt đỏ.
Đau mắt đỏ có biểu hiện khó chịu ở mắt, cảm giác đau rát như có dị vật hay hạt cát ở trong mắt, sau đó tăng tiết dịch (dử mắt) nhanh chóng, đôi khi có thể thấy sợ ánh sáng, chảy nước mắt kín đáo mà không có tổn thương giác mạc kèm theo. Đặc biệt là thị lực không giảm nếu không có biến chứng vào giác mạc. Đi khám thấy kết mạc cương tụ, phù nề và xung huyết tuỳ mức độ, sau đó xuất hiện các nhú gai, hột hay màng và đặc biệt là giả mạc. Nhất là ở trẻ em, giả mạc hoại tử sẽ gây viêm lóet giác mạc và để lại di chứng sẹo có dính kết mạc.
Bệnh đau mắt đỏ có từ lâu đời và năm nào cũng xuất hiện, có thể rải rác hoặc bùng phát thành dịch, chính vì vậy thường dễ và tự chẩn đoán được. Tuy nhiên nhiều trường hợp nếu không đi khám có thể nhầm lẫn sang căn bệnh khác cũng gây đỏ mắt như: thiên đầu thống, viêm màng bồ đào, chấn thương, viêm loét giác mạc và viêm kết mạc. Bệnh thường xuất hiện và tập trung nhiều ở những vùng đông dân cư, đặc biệt là nhà trẻ và trường học. Bệnh lây trực tiếp theo con đường như: bắt tay với người bị đau mắt đỏ có dính tiết tố dử mắt, do dùng chung khăn mặt, chậu rửa mặt, nguồn nước hay thông qua vật trung gian như ruồi, nhặng, các đồ vật ấm chén, bát đũa… mà vô tình tay người bệnh dụi mắt rồi cầm vào. Bệnh cũng có gián tiếp lây qua con đường hô hấp do trực tiếp nói chuyện với người bị bệnh, vi rút lan theo tia nước bọt bắn ra.

Virút gây bệnh đau mắt đỏ gồm rất nhiều, túyp gây bệnh khác nhau, do vậy diễn biến bệnh ngày một đa dạng, khó xác định và chưa có một loại vacxin để phòng ngừa hữu hiệu. Nếu trong gia đình có người bị đau mắt đỏ, lập tức phải giặt khăn mặt bằng xà phòng hay luộc khăn mặt sau đó phơi ra nắng. Không dùng chung khăn, chậu rửa mặt, tránh tiếp xúc với người đau mắt đỏ. Nhà trường nên cho những học sinh bị đau mắt đỏ nghỉ học để tránh lay lan; hạn chế những cuộc hội họp; tránh bắt tay với người bị đau mắt đỏ; cần có ý thức vệ sinh cá nhân để tránh lây sang người khác.

Hiện nay chưa có thuốc đặc trị bệnh đau mắt đỏ vì bệnh do virút gây nên, bệnh thường tự khỏi do sức đề kháng của người bệnh. Bệnh chủ yếu dùng thuốc kháng sinh sát khuẩn thông thường hiện có trên thị trường để tra mắt như: Gentamicin 3%, Cloroxit 4%, Tetraciclin 1%, Loxon, Tobrex… tra thuốc nước làm nhiều lần trong ngày, tra thuốc mỡ vào những lúc nằm nghỉ. Người bệnh không được tự ý dùng các loại thuốc có Corticoide như Cloroxit H, Dexaclor, Hydroctison, Polydexa… khi không có chỉ định của bác sỹ chuyên khoa. Nếu thấy hiện tượng đau nhức, khó chịu có thể dùng thuốc giảm đau và dùng khăn mặt ướt lạnh đắp chườm ngoài mắt. Uống, tiêm kháng sinh khi bệnh bị bội nhiễm.

Chú ý: Những trường hợp đau mắt đỏ từ 5 đến 7 ngày không đỡ, nhìn mờ, đặc biệt là trẻ em thì nên đến ngay các cơ sở y tế có bác sĩ chuyên khoa mắt khám, tư vấn và điều trị để phòng biến chứng của bệnh; không nên xông dầu, đắp thuốc lá cây hay rửa mặt bằng nước muối vì như vậy sẽ gây sưng, kích thích khó chịu và dễ có nguy cơ bội nhiễm.


  • Bác sĩ Nguyễn Mạnh Hùng

  • Đọc Tiếp →