Ads 468x60px

11 tháng 4, 2011

ĐAU MẮT ĐỎ CÓ NÊN ĐEO KÍNH ?

Nhiều người trong chúng ta khi bị đau mắt đỏ thường nghĩ rằng :”ta nên đeo kính để bảo vệ mắt cho mình và tránh lây lan cho người khác.” Vậy liệu ý nghĩ đó có đúng chăng ???
1/ Một số tên gọi khác:
Ngoài đau mắt đỏ , dân gian vẫn thường gọi là đau mắt gió. Chuyên môn thường gọi là viêm màng tiếp hợp, viêm kết mạc. Gần đây, theo qui định về thuật ngữ, thống nhất dùng từ viêm kết mạc cấp.
2/ Nhắc lại giải phẫu:
Lớp kết mạc là một màng niêm mạc mỏng lót mặt trong của hai mi mắt và mặt trước nhãn cầu. Vòm kết mạc là vùng kết mạc liên tiếp giữa mi mắt và nhãn cầu.
Kết mạc được chia làm hai phần:
- Kết mạc mi: nằm lót mặt trong mi.
- Kết mạc nhãn cầu: phủ phía trước nhãn cầu
3/ Triệu chứng:
Vùng lòng trắng đỏ lên, đùn nhử tơ nhầy hoặc nhử vàng. nhử có thể bó chặt bờ mi lúc ngủ dậy. Có khi phải thấm nước âm ấm hoặc nước muối cho nhử bở ra mới mở mắt được. Người bệnh cảm thấy nó cồm cộm như có hạt cát, hạt bụi trong mắt. Nói chung lòng đen vẫn trong bóng bình thường. Mở to mắt (sau khi lau sạch nhử) mà nhìn thì thấy sức nhìn không hề giảm. Tuy nhiên, nếu để đau nặng hoặc diễn biến quá lâu, có thể tổn hại giác mạc, thì thị lực sẽ giảm sút.
4/ Diễn biến:
Thường bệnh lui khỏi sau một tuần hoặc hơn nếu giữ vệ sinh tốt và chạy chữa tích cực. Chạy chữa lai rai, vệ sinh khăn mặt và nước rửa không tốt có thể dẫn tới biến chứng giác mạc.
5/ Tác hại:
Có thể gây thành DỊCH. Tuy nhiên đó chỉ mới là tác hại trước mắt. Thực ra , đau mắt dỏ còn có tác hại sâu xa hơn: tạo điều kiện cho đau mắt hột phát sinh, phát triển và lây lan. Người ta nói:” Bệnh đau mắt đỏ là cái nôi sản sinh ra đau mắt hột”, vì nó làm cho con mắt kém đề kháng. Người bị đau mắt hột mà có các đợt đau mắt đỏ phối hợp thì đau mắt hột càng nặng và càng nhiều biến chứng quặm, loét giác mạc, màng máu. Và chính khi đó mắt hột dễ lây lan, vì nhử mắt nhiều sẽ là những cái xe vận chuyển mầm viêm mắt hột từ người đau sang người lành qua các vật trung gian như khăn mặt, chậu rửa, ruồi nhặng và các đồ vật trung gian khác.
6/ Chữa bệnh:
- Nitrate bạc 0,5-1% và các hợp chất khác của bạc như Argyrol, Protargol (3%-5%-10%) vẫn là các thuốc kinh điển chữa đau mắt đỏ.
- Nếu tra hợp chất bạc không khỏi, có thể tra chlorocid hoặc Chloramphenicol 0,4-0,5% phối hợp tra thuốc mỡ kháng sinh.
7/ Phòng ngừa:
Là vấn đề vệ sinh khăn mặt, nước rửa, vệ sinh thân thể, vệ sinh môi trường sống, vệ sinh phân rác nói chung. Nói như vậy thì tóm tắt quá. Chi tiết hóa vấn đề này chúng ta thực hiện các điều tối thiểu sau đây:
- Tránh đưa tay bẩn lên mắt.
- Tránh bụi cát lúc đi đường, muốn như vậy nên có kính râm để đeo lúc đi đường gió bụi.
- Sau một ngày lao động có va chạm bui cát, sau khi tổng vệ sinh gia đình, cơ quan nên rửa mặt sạch rồi tra vào mắt vài giọt nước nhỏ mắt Natri clorid 0,9%
- Rửa mặt bằng khăn sạch, nước sạch.
- Năng giặt khăn mặt, khăn mùi xoa bằng xà phòng và phơi chỗ nắng.
- Chữa bệnh khẩn trương và cách ly tốt cho người đau.
Vậy như đã trình bày ở trên bệnh đau mắt đỏ tuy là một bệnh nhẹ, dễ chữa nhưng có thể gây thành dịch và là mầm mống gây bệnh đau mắt hột. Việc đeo kính hoàn toàn không thể ngăn ngừa lây lan cho người khác như nhiều người vẫn nghĩ. Tuy nhiên việc đeo kính cũng có những tác dụng tích cực như: bảo vệ mắt người bệnh khỏi bụi khi đi đường, thông báo cho người khác là mình bị đau mắt để họ đề phòng.

0 nhận xét:

Đăng nhận xét