Ads 468x60px

11 tháng 4, 2011

Phòng chữa bệnh đau mắt đỏ.

(Hiếu học). Bệnh đau mắt đỏ, dân gian vẫn thường gọi là đau mắt gió. Chuyên môn thường gọi là viêm màng tiếp hợp, viêm kết mạc. Gần đây, theo qui định về thuật ngữ, thống nhất dùng từ viêm kết mạc cấp. Bệnh đau mắt đỏ được biểu hiện bởi mắt đỏ và có ghèn.




Bệnh đau mắt đỏ được biểu hiện bởi mắt đỏ và có ghèn.

Triệu chứng:

Bệnh nhân thường có những cảm giác ở mắt như nóng rát, đau, nặng mắt, cảm giác như có hạt cát trong mắt, đôi khi kèm theo nhìn mờ, nhìn thấy quầng màu và sợ ánh sáng. Mi mắt sưng nhẹ, kết mạc mi sưng đỏ. Ghèn (nhử mắt) có thể bó chặt bờ mi lúc ngủ dậy. Có khi phải thấm nước âm ấm hoặc nước muối cho nhử bở ra mới mở mắt được. Người bệnh cảm thấy nó cồm cộm như có hạt cát, hạt bụi trong mắt. Nói chung lòng đen vẫn trong bóng bình thường. Mở to mắt (sau khi lau sạch nhử) mà nhìn thì thấy sức nhìn không giảm mấy. Tuy nhiên, nếu để đau nặng hoặc diễn biến quá lâu, có thể tổn hại giác mạc, thì thị lực sẽ giảm sút. Nếu bệnh nặng mắt sẽ sưng nhiều, kết mạc đỏ rực, đôi khi xuất hiện hạch vùng tai. Bệnh đau mắt đỏ có thể giới hạn ở một mắt nhưng thường xảy ra ở hai mắt.



Diễn biến:

Nguồn gốc ban đầu từ mũi họng và thường kèm theo các triệu chứng ho, sốt, phát ban. Điều này giải thích tại sao bệnh đau mắt đỏ tăng cao mỗi khi có đợt dịch cúm hoặc viêm đường hô hấp.

Đau mắt đỏ xảy ra ở tất cả lứa tuổi và tất cả thời gian trong năm, nhưng phổ biến nhất ở trẻ em và người trẻ. Thường bệnh lui khỏi sau một tuần hoặc hơn nếu giữ vệ sinh tốt và chạy chữa tích cực. Chạy chữa lai rai, vệ sinh khăn mặt và nước rửa không tốt có thể dẫn tới một số biến chứng như viêm giác mạc, loét giác mạc. Những biến chứng này thường xảy ra ở người thể trạng suy kiệt hoặc do dùng thuốc không đúng cách. (Đây là nguyên nhân thường gặp nhất).



Tác hại:

Có thể gây thành dịch “mắt đỏ”. Tuy nhiên đó chỉ mới là tác hại trước mắt. Thực ra , đau mắt dỏ còn có tác hại sâu xa hơn: tạo điều kiện cho đau mắt hột phát sinh, phát triển và lây lan. Người ta nói:” Bệnh đau mắt đỏ là cái nôi sản sinh ra đau mắt hột”, vì nó làm cho con mắt kém đề kháng. Người bị đau mắt hột mà có các đợt đau mắt đỏ phối hợp thì đau mắt hột càng nặng và càng nhiều biến chứng quặm, loét giác mạc, màng máu. Và chính khi đó mắt hột dễ lây lan, vì nhử mắt nhiều sẽ là những cái xe vận chuyển mầm viêm mắt hột từ người đau sang người lành qua các vật trung gian như khăn mặt, chậu rửa, ruồi nhặng và các đồ vật trung gian khác.


Chữa bệnh:

- Rửa mắt với dung dịch NaCl 0,9% 3 lần/ngày

- Dùng kháng sinh (thuốc nhỏ, thuốc mỡ). Lý tưởng là dựa trên xét nghiệm nhuộm gram và kháng sinh đồ. Tuy nhiên, có thể dùng một số loại kháng sinh thông thường như: oramphenicol, Tobramycin.

- Khi bệnh viêm kết mạc có bội nhiễm vi trùng (ghèn xanh như mủ) hoặc có biến chứng trên giác mạc (mờ mắt, sợ ánh sáng và đau), bạn phải đến khám ở bác sĩ chuyên khoa.

- Tuyệt đối không tự chữa theo các liệu pháp dân gian như xông khói , rửa bằng nước lá…rất nguy hiểm.



Phòng ngừa:

Là vấn đề vệ sinh khăn mặt, nước rửa, vệ sinh thân thể, vệ sinh môi trường sống, vệ sinh phân rác nói chung. Chi tiết hóa vấn đề này chúng ta thực hiện các điều tối thiểu sau đây:

- Tránh đưa tay bẩn lên mắt.
- Sau một ngày lao động có va chạm bui cát, sau khi tổng vệ sinh gia đình, cơ quan nên rửa mặt sạch rồi tra vào mắt vài giọt nước nhỏ mắt Natri clorid 0,9% (nước muối sinh lý).
- Rửa mặt bằng khăn sạch, nước sạch.
- Năng giặt khăn mặt, khăn mùi xoa bằng xà phòng và phơi chỗ nắng.

- Chữa bệnh khẩn trương và cách ly tốt cho người đau.

- Việc đeo kính hoàn toàn không thể ngăn ngừa lây lan cho người khác như nhiều người vẫn nghĩ. Tuy nhiên việc đeo kính cũng có những tác dụng tích cực như: bảo vệ mắt người bệnh khỏi bụi khi đi đường, cảm tháy dễ chịu hơn, thông báo cho người khác là mình bị đau mắt để họ đề phòng.

Tóm lại, bệnh đau mắt đỏ là bệnh rất phổ biến, dễ chữa, có thể tự khỏi. Tuy nhiên, khi mắc bệnh cần chú ý tránh lây lan cho cộng đồng và khi có những triệu chứng nặng như ghèn mủ xanh, nhìn mờ, sợ ánh sáng nên đến khám bác sỹ chuyên khoa mắt để được điều trị thích hợp.

Theo: Bác sĩ gia đình.

_________________________________________________________________

Bạn từng có vấn đề về sức khỏe như Huyết áp, tiểu đường, tim mạch, sỏi thận – sỏi mật, gút, viêm loét, thần kinh tọa, tai biến, ung thư …

Bạn từng mệt mỏi vì điều trị tại các Chuyên khoa- Bệnh viện lớn, Tốn rất nhiều tiền, dùng thuốc Đông – Tây Y nhưng kết quả vẫn không được như mong đợi.

Hãy một lần thử với dòng sản phẩm NONI JUICE của tập đoàn Quốc Tế TAHITIAN NONI INTERNATIONAL của Mỹ.

LÀM THẾ NÀO ĐỂ BẠN CÓ MỘT SỨC KHỎE TUYỆT HẢO VÀ KHÔNG BAO GIỜ CÒN PHẢI LO LẮNG VỀ BỆNH TẬT CỦA MÌNH NỮA – SẢN PHẨM NONI JUICE CỦA TẬP ĐOÀN QUỐC TẾ TAHITIAN NONI SẼ GIÚP ĐƯỢC CHO BẠN. Mời vào xem ngay: http://www.BiQuyetSucKhoeTuyetHao.com

1 nhận xét:

Unknown nói...

Chia sẻ thông tin hữu ích này cho bạn bè hạn chế dịch đau mắt đỏ mùa mưa đang bùng phát tại Hà Nội, Hồ Chí Minh & Các tỉnh miền Trung...nhé!

TRIỆU CHỨNG: Bệnh thường được biểu hiện bằng mắt đỏ và có ghèn. Ghèn có thể là nước trong hoặc ghèn vàng. Một vài trường hợp có thể có xuất huyết dưới kết mạc hoặc có giả mạc. Đôi khi có đau hạch sau tai, viêm họng, sốt nhẹ, mệt mỏi. Bệnh nhân có cảm giác nóng rát, khó chịu, cộm xốn giống như có hạt cát trong mắt, có thể kèm theo nhìn mờ, có biểu hiện sợ ánh sáng, đặc biệt là ở trẻ em.
LÂY LAN: trung gian truyền bệnh là nước mắt của bệnh nhân do nước mắt có chứa virus. Virus lây qua những hạt tiết tố nhỏ li ti, khi bệnh nhân ho hoặc nhảy mũi, qua những vật dụng như tay vịn cầu thang, tay nắm cửa, vòi rửa tay nơi công cộng, điện thoại, khăn, qua nước bị nhiễm khuẩn như nước hồ bơi...

1. Phát hiện sớm - điều trị sớm
Tránh để tình trạng lây lan rộng, nhất là các bé đang đến trường - các anh chị khối văn phòng ( tạm nghỉ để đi khám - tạm nghỉ để tránh lây lan)

2. Không tự ý chữa bệnh
Việc tự dùng thuốc nhỏ có chất corticoid hoặc những thuốc dân gian, phương pháp xông, đắp lá cây... có thể làm tình trạng bệnh trầm trọng thêm, dẫn đến nhiễm trùng, gây biến chứng.

3. Hạn chế tập trung nơi đông người
Bể bơi, các địa điểm công cộng, sinh hoạt cộng đồng... những nơi tập trung đông người là nơi dễ có mầm bệnh và dễ bị lây nhiễm nhất

4. Phòng tránh tại gia đình, trường học, công sở
Không dùng chung đồ đạc với người đau mắt, không tiếp xúc trực tiếp ( trò truyện ) với người đau mắt
Nếu nhiều người trong gia đình bị đau mắt đỏ thì mỗi người dùng riêng một chai thuốc nhỏ. Việc dùng chung một chai thuốc sẽ khiến bệnh có thể diễn tiến nặng thêm. Dùng khăn mặt, vật dụng cá nhân riêng, rửa tay thường xuyên với xà phòng sát khuẩn để hạn chế lây bệnh cho người khác. Bệnh nhân cần bảo vệ mắt bằng cách đeo kính râm, nhỏ dung dịch nước muối đẳng trương (NaCl 0,9 %)

5. Chủ động phòng tránh
Để phòng ngừa bệnh đỏ mắt nói riêng và bệnh mắt nói chung (như dị vật, bụi rơi vào mắt, đục thủy tinh thể...), nên mang kính chống nắng (còn gọi là kính râm) khi đi ra ngoài mà có nắng từ 9-10 giờ sáng đến 3-4 giờ chiều, thời điểm chứa nhiều tia cực tím (tia tử ngoại) nhất từ ánh sáng mặt trời. Mỗi lần đi ra ngoài và trở về nhà, sau một ngày học hành (trẻ em) hoặc làm việc (người lớn) mắt đã điều tiết khá mệt mỏi, nên nhỏ vào hai mắt vài giọt nước muối sinh lý (NaCl 0,9%) để rửa sạch các chất bẩn từ bên ngoài, sau đó nhắm kín hai mắt và xoa nhẹ vào hai nhãn cầu (khối cầu của mắt) khoảng 10-15 lần giúp các cơ được “thư giãn” và các mạch máu nhỏ cung cấp dưỡng chất cho mắt lưu thông tốt hơn. Dĩ nhiên phải rửa tay sạch với xà phòng trước khi thực hiện thao tác trên. Không nên dùng chung khăn lau mặt và khăn tắm để tránh lây nhiễm vi trùng, virút gây đỏ mắt.

Chú ý: Nhiều người cho rằng khi bị đau mắt đỏ một lần thì sẽ không bị lại lần hai nên không có ý thức phòng ngừa. Trên thực tế, trong một đợt dịch, bệnh nhân có thể bị mắc bệnh lại lần thứ hai vì đau mắt đỏ thường do nhiều nguyên nhân, có nhiều chủng virus gây bệnh.

Bạn cũng có thể gọi đến số 098298166 để được đăng ký khám & tư vấn miễn phí các bệnh về mắt Tại Bệnh Viện Mắt Quốc Tế Việt Nga ( do các bác sĩ nhãn nhi Nga khám ). Thời hạn 30/09/2013 hết hạn bạn nhé.

https://www.facebook.com/MatDepCungVietNga

Đăng nhận xét