Ads 468x60px

11 tháng 4, 2011

Bệnh đau mắt đỏ đang lan rộng

Bệnh đau mắt đỏ đang lan rộng ở các khu vực thuộc TP.HCM, Hà Nội và miền Bắc. Tại Bệnh viện mắt trung ương, mỗi ngày có tới 200 bệnh nhân đau mắt đỏ tới khám. Số bệnh nhân thực tế trong cộng đồng còn cao hơn, vì người bệnh có thể đến khám tại các cơ sở y tế tư nhân hoặc mua thuốc tự điều trị.Đau mắt đỏ là từ dùng để chỉ bệnh viêm kết mạc cấp. Bệnh rất dễ lây lan trong cộng đồng nên thường phát triển thành dịch, phổ biến ở nước ta, thường vào mùa mưa. Bệnh thường tự hết trong vòng 1 tuần và không để lại di chứng.

1. Nguyên nhân:

- Nhiễm khuẩn: vi khuẩn tụ cầu, tạp khuẩn, virus, ký sinh trùng...

- Vật lý: gió, bụi, cát, ánh sáng, sức nóng, tia X.

- Hóa học: các chất axit, kiềm, iot, cồn.

- Dị ứng: dị ứng thuốc, do côn trùng, theo mùa.

2. Triệu chứng chung:

Thời gian ủ bệnh khoảng 3 ngày.

- Triệu chứng chức năng: Bệnh nhân thấy:

+ Ngứa, cộm, chói, đau nhức, đỏ mắt, sợ ánh sáng, chảy nước mắt và tiết nhiều dử mắt. Đôi khi ngủ dậy, dử mắt làm hai mi dính chặt lại khiến bệnh nhân khó mở mắt. Khi khởi bệnh, thường một mắt bị viêm trước, vài ngày sau mới đến mắt kia. Một số trường hợp có xuất huyết kết mạc, gây đỏ mắt kéo dài; nếu nặng có thể mờ mắt, chảy nước mắt, sợ ánh sáng do tổn thương giác mạc.

+ Khó nhìn, nhưng không giảm thị lực.

- Triệu chứng thực thể: Khám trực tiếp sẽ thấy những tổn thương cơ bản: đỏ mắt, mi mắt có thể sưng nề, kết mạc phù nề, xuất huyết dưới kết mạc, nhú mạch máu, hột, trường hợp nặng có thể làm cho giác mạc bị mờ đục, khi đó thị lực giảm rất nhiều.

- Toàn thân: Có thể sốt nhẹ, sưng hạch góc hàm hoặc hạch sau tai, họng đỏ, amidan sưng to.

3. Đường lây lan của bệnh:

Trị đau mắt đỏ bằng thuốc nam "lá trầu không" - đơn giản nhưng hiệu nghiệm

Lấy 5 lá trầu không rửa sạch, vò nát, cho vào cốc, thêm 3 hạt muối, đổ nước đang sôi vào đầy cốc. Lấy một tờ giấy (giấy trắng chưa viết, khoét một lỗ bằng ngón tay ở giữa) đậy vào, xông hơi nóng vào mắt đau cho đến khi không còn hơi nóng thì thôi. Làm 3 lần/ngày, sau ba ngày sẽ hết đau nhức, hết đỏ. Trong thời gian bị bệnh, nên dùng thực phẩm mát, không nên ăn những thức ăn cay nồng như ớt, hành; kiêng uống rượu. Cần rửa mặt bằng nước sạch và khăn sạch.

Bệnh có thể lây từ người này sang người khác do virus gây bệnh. Virus có nhiều trong nước mắt và dử mắt người bệnh, có thể lây qua các đường:

- Vật dụng sinh hoạt: do dùng chung khăn và chậu rửa mặt, bệnh nhân dụi mắt và cầm nắm vào các đồ vật sẽ lây cho những người dùng chung đồ vật đó, hoặc lây qua môi trường bể bơi. Ở một số nơi do vệ sinh kém có thể lây qua vật trung gian là ruồi.

- Đường nước bọt: nước mắt tiết ra sau khi làm nhiệm vụ dinh dưỡng và làm sạch cho mắt sẽ thoát qua lệ đạo xuống mũi, họng và khi bệnh nhân nói chuyện, ho hoặc hắt hơi thì virus sẽ theo nước bọt bắn ra ngoài và lây bệnh cho người khác.

4. Điều trị bệnh:

Nên đến khám tại các cơ sở khám chữa mắt để có chẩn đoán và phương pháp điều trị hợp lý. Tránh tự mua thuốc về nhỏ gây ra biến chứng nguy hiểm.

- Kháng sinh tra tại mắt: Tobrex, oflovid, okacin... Có thể tra mắt 6-8 lần mỗi ngày.

- Dùng kháng sinh toàn thân: Khi bệnh nhân sốt, sưng hạch, viêm họng, có thể dùng: erythromyxin, cephalexine...

- Thuốc điều trị triệu chứng: Khi bệnh nhân sốt, đau nhức, có thể dùng thuốc chống viêm, giảm đau: paracetamon...; dùng thuốc chống viêm giảm phù nề: Amitase, Alphachymotrypsine...

- Thuốc dinh dưỡng, tăng cường sức đề kháng: Chế độ ăn và bổ sung các vitamin nhóm B, C.

5. Hậu quả của bệnh:

Bệnh có thể khỏi hoàn toàn trong vòng 1 đến 2 tuần không để lại di chứng, tuy nhiên thường gây ra một số hậu quả:

- Ảnh hưởng đến sinh hoạt và lao động.

- Có thể gây nên tổn thương giác mạc: như viêm giác mạc đốm, viêm giác mạc chấm nông gây giảm thị lực kéo dài.

- Có thể lây lan thành dịch.

6. Phòng bệnh:

- Luôn vệ sinh sạch sẽ, khi đi đường bụi phải đeo kính, tra nước muối sinh lý để rửa mắt.

- Khi bị viêm kết mạc cấp thì phải có ý thức phòng tránh lây nhiễm cho người khác như: dùng riêng khăn và chậu rửa mặt, đeo kính và đeo khẩu trang, hạn chế đến nơi đông người. Trước khi dùng các vật dụng chung phải rửa tay xà phòng và tra mắt ít nhất 1 lần/ngày bằng dung dịch muối 0,9%. Khi có người trong gia đình bị đau mắt đỏ, cần cách ly, không dùng chung khăn mặt. Ở những nơi công cộng như trường học, nhà trẻ, cần có giải pháp phòng ngừa: rửa tay thường xuyên, cách ly người bệnh.

_________________________________________________________________

Bạn từng có vấn đề về sức khỏe như Huyết áp, tiểu đường, tim mạch, sỏi thận – sỏi mật, gút, viêm loét, thần kinh tọa, tai biến, ung thư …

Bạn từng mệt mỏi vì điều trị tại các Chuyên khoa- Bệnh viện lớn, Tốn rất nhiều tiền, dùng thuốc Đông – Tây Y nhưng kết quả vẫn không được như mong đợi.

Hãy một lần thử với dòng sản phẩm NONI JUICE của tập đoàn Quốc Tế TAHITIAN NONI INTERNATIONAL của Mỹ.

LÀM THẾ NÀO ĐỂ BẠN CÓ MỘT SỨC KHỎE TUYỆT HẢO VÀ KHÔNG BAO GIỜ CÒN PHẢI LO LẮNG VỀ BỆNH TẬT CỦA MÌNH NỮA – SẢN PHẨM NONI JUICE CỦA TẬP ĐOÀN QUỐC TẾ TAHITIAN NONI SẼ GIÚP ĐƯỢC CHO BẠN. Mời vào xem ngay: http://www.BiQuyetSucKhoeTuyetHao.com

Theo TS Bùi Mạnh Hà/ Thanh Niên

0 nhận xét:

Đăng nhận xét