Ads 468x60px

11 tháng 4, 2011

Giải quyết bệnh đau mắt đỏ trong mùa mưa lũ

Mầm bệnh gây đau mắt đỏ thường là nhóm virus Adeno hoặc vi khuẩn nhóm Chlamydia vốn rất sẵn có trong môi trường nước bẩn, tù đọng. Hiển nhiên đây là bệnh lành tính, nhưng lây lan rất nhanh. Không dễ chịu gì nếu thiếu ăn, thiếu mặc, không có nhà ở lại phải gánh thêm bệnh đau mắt đỏ vào người.

Phòng bệnh quan trọng hơn chữa bệnh

Nước sạch là ưu tiên số một. Không có nước máy thì đành dùng nước sạch tối đa, nước đã làm sạch bằng phèn chua và cloramin B. Ăn uống nên ưu tiên trước, sau đó là rửa mặt và tắm gội. Khăn mặt, khăn tắm, xô chậu nên vệ sinh cẩn thận. Dùng xà phòng rửa tay thường xuyên. Không nên ngụp lặn, ngâm mình trong nước bẩn quá lâu, đặc biệt là trẻ em. Khi thấy một người bị bệnh cần điều trị tích cực cho họ và tránh tiếp xúc tối đa với người bệnh.

Khám mắt cho bệnh nhân.

Chữa bệnh

Trong hoàn cảnh bão lũ khó kiếm được một cơ sở chuyên khoa tuyến cao hay các bác sĩ mắt tình nguyện đi chống lụt. Tốt nhất chúng ta nên phát dung dịch cloroxit 0,4% (hoặc chloramphenicol 0,4%) vốn rất sẵn có trên thị trường thuốc trong cả nước cho đồng bào vùng lũ lụt. Nên nhỏ mắt mỗi khi tiếp xúc với nước bẩn hoặc dùng 4 - 6 lần một ngày để phòng đau mắt đỏ. Đây là kháng sinh nhỏ mắt phổ rộng, tuy đã có từ lâu nhưng rất ít bị vi khuẩn kháng thuốc và vẫn được ưa chuộng cho tới bây giờ. Các thuốc sát trùng mắt như thimerosan, agryzol 1% vẫn có tác dùng phòng ngừa tốt nhưng đáng tiếc là do một vài bất tiện nên khó kiếm được trên thị trường cũng như các kho thuốc của cơ quan y tế.

Các kháng sinh khác nếu có trong tay như mỡ tetracyclin 1%, gentamycine 0,3%, cebemycine, kháng sinh nhóm quiniolone cũng có thể dùng được cho đau mắt đỏ.

Trong hoàn cảnh "cực chẳng đã" thiết nghĩ cách phòng bệnh và điều trị đau mắt đỏ trong và sau mùa bão lũ như trên là thiết thực. Nếu bệnh không thuyên chuyển hay có vấn đề gì đặc biệt: đau nhức, chói cộm, nhìn mờ thì bà con nên đến khám chữa tại các cơ sở nhãn khoa. Chúng ta đừng quên là ngành y tế cũng đang ứng trực 24/24 giờ giống như các ngành khác trong những ngày có thiên tai, thảm họa.

BS. Hoàng Cương

0 nhận xét:

Đăng nhận xét